Lịch sử Dược_liệu_học

Từ thời cổ, bác học người Ai CậpImhotep được tin rằng đã chiết xuất được thuốc từ thực vật. Từ "Dược liệu" (Pharmacognosy) được ghép từ hai từ tiếng Hy Lạp là từ φάρμακον pharmakon (nghĩa là thuốc), và γνῶσις gnosid (nghĩa là kiến thức). Thuật ngữ "Pharmacognosy" được sử dụng lần đầu tiên bởi các bác sĩ Schmidt người Áo vào năm 1811 và 1815 bởi Anotheus Seydler trong một tác phẩm có tựa đề Analecta Pharmacognostica.

Ban đầu (trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20), Từ "Pharmacognosy" bao hàm ý nghĩa là khoa học về vật liệu làm thuốc (Warenkunde trong tiếng Đức) trong đó thuốc ở dạng thô, chưa được tinh chế. Thuốc ở dạng thô thường được phơi khô, có nguồn gốc từ thực vật, động vật, hay khoáng vật và dược dùng để làm thuốc. Việc nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên này dưới tên pharmakognosie lần đầu tiên được phát triển ở khu vực nói tiếng Đức ở châu Âu, trong khi các ngôn ngữ khác thường được sử dụng các thuật ngữ cũ hơn là materia medica (dược liệu) lấy từ các tác phẩm của GalenDioscorides. Trong tiếng Đức, khái niệm drogenkunde ("khoa học về thuốc ở dạng thô") là một từ được sử dụng đồng nghĩa.

Vào đầu thế kỷ 20, môn khoa học này đã phát triển theo hướng thiên về thực vật, nó bắt đầu mô tả và định danh nhiều loại thuốc vừa ở dạng toàn cây, vừa ở dạng bột dược liệu. Vai trò của bộ môn này vẫn có tầm quan trọng cơ bản, đặc biệt cho mục đích nhận dạng và kiểm soát chất lượng của dược liệu, cũng như phát triển nhanh chóng và mở rộng trên nhiều đối tượng. Với nến khoa học của thế kỷ 21, đã mang đến sự phục hưng của Dược liệu học và cải thiện cách tiếp cận thực vật thông thường, nó được mở rộng lên đến cấp độ phân tử và chuyển hóa sinh học.[2]

Nhiều nghiên cứu về Dược liệu học thường tập trung vào thực vật và các loại thuốc có nguồn gốc thực vật, nhiều loại sinh vật khác cũng được cân nhắc để sử dụng làm dược liệu, như các loại vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, vv), và gần đây là nhiều sinh vật biển khác nhau.

Ngoài các định nghĩa nêu trên, Hiệp hội dược phẩm Hoa kỳ cũng định nghĩa Dược liệu học là "khoa học nghiên cứu các phân tử hợp chất tự nhiên (thường là chất chuyển hóa thứ cấp) có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, hoặc cải thiện chức năng khác."[3] Các định nghĩa khác được bao quát hơn, bao gồm nhiều lĩnh vực của sinh học, gồm cả thực vật học, thực vật học dân tộc, sinh học biển, vi sinh, thuốc thảo dược, hóa học, công nghệ sinh học, hóa thực vật, dược, bào chế, dược lâm sàng và thực hành dược khoa.

  • Thực vật học dân tộc: các nghiên cứu về việc sử dụng cây cỏ theo truyền thống vì mục đích y tế;
  • Dược lý học dân tộc: các nghiên cứu về tính chất dược lý của các chất dược liệu truyền thống;
  • Nghiên cứu về Trị liệu bằng thảo dược: sử dụng thuốc từ các chất chiết xuất thực vật.
  • Hóa thực vật: nghiên cứu về hóa chất có nguồn gốc từ thực vật (bao gồm cả việc định danh các ứng cử viên thuốc mới có nguồn gốc từ thực vật).
  • Động vật dùng dược liệu: quá trình mà các loài động vật tự trị bệnh, bằng cách chọn và sử dụng thực vật, đất, và côn trùng để điều trị và ngăn ngừa bệnh tật.
  • Dược liệu thủy sinh: nghiên cứu về hợp chất có nguồn gốc từ sinh vật biển.

Giới thực vật vẫn còn nhiều loài chứa các chất có giá trị chữa bệnh mà chưa được phát hiện. Một số lượng lớn các laòi thực vật liên tục được phát hiện là có giá trị dược lý.